Khách bị lừa mua iPhone, Tổng cục Du lịch Singapore vào cuộc

"Sự cố xảy ra tại Sim Lim Square chỉ là hành động của một vài người buôn bán bất chính, không đại diện cho toàn bộ văn hóa kinh doanh ở Singapore", đại diện Tổng cục Du lịch Singapore nói.

Sự việc anh Thoại - một du khách Việt bị lừa mua iPhone giá cao tại Sim Lim (Singapore) gây ầm ĩ đến mức Tổng cục Du lịch nước này không thể làm ngơ.
Nhìn nhận sự việc này gây những tác động tiêu cực, Tổng cục Du lịch Singapore (STB) - với tư cách là cơ quan chính phủ - đang ráo riết tìm hiểu sự việc.

Ông Glenn Koh, Trưởng đại diện STB, khu vực Việt Nam - Campuchia - Lào cho biết STB đang quan sát rất cẩn trọng với các nhà bán lẻ có hành động làm ảnh hưởng danh tiếng của Singapore. Cơ quan này sẽ có những động thái cứng rắn hơn trong quyền hạn cho phép theo Điều luật Bảo vệ người tiêu dùng khi phát hiện những hành vi gian lận.
"Chúng tôi khẳng định, sự cố xảy ra tại Sim Lim Square chỉ là hành động của một vài người buôn bán bất chính, không đại diện cho toàn bộ văn hóa kinh doanh của ngành bán lẻ ở Singapore", ông Koh nói.
Cùng với đối tác của mình, STB đang tích cực tiếp cận với người dân địa phương và du khách để có biện pháp xử lý hành vi sai trái tương tự; đồng thời, đưa một số khuyến nghị để người tiêu dùng tự bảo vệ mình như nghiên cứu kỹ sản phẩm, so sánh giá, tìm hiểu chính sách hoàn trả...

Tuần qua, đồng loạt các báo trong và ngoài nước đều đưa tin việc anh Thoại, công nhân nhà máy với mức lương 3,3 triệu đồng đã cố dành dụm tiền mua tặng sinh nhật bạn gái chiếc iPhone 6 tại cửa hàng Mobile Air thuộc khu Sim Lim (Singapore).
Anh Thoại đã bị chủ cửa hàng lừa ký vào hợp đồng mà không đọc kỹ do ngoại ngữ không tốt. Thay vì thanh toán 950 SGD (khoảng 16 triệu đồng), anh Thoại bị buộc phải trả số tiền cho gói bảo hành lên tới 1.500 SGD (gần 26 triệu đồng). Nếu chưa thanh toán, anh sẽ không được mang điện thoại đi. Sự việc làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ tại Singapore khi hình ảnh anh Thoại quỳ gối khóc òa mong lấy lại được tiền, trong khi chủ cửa hàng cười cợt khoái chí được đăng tải trên mạng.uần qua, đồng loạt các báo trong và ngoài nước đều đưa tin việc anh Thoại, công nhân nhà máy với mức lương 3,3 triệu đồng đã cố dành dụm tiền mua tặng sinh nhật bạn gái chiếc iPhone 6 tại cửa hàng Mobile Air thuộc khu Sim Lim (Singapore).
Anh Thoại đã bị chủ cửa hàng lừa ký vào hợp đồng mà không đọc kỹ do ngoại ngữ không tốt. Thay vì thanh toán 950 SGD (khoảng 16 triệu đồng), anh Thoại bị buộc phải trả số tiền cho gói bảo hành lên tới 1.500 SGD (gần 26 triệu đồng). Nếu chưa thanh toán, anh sẽ không được mang điện thoại đi. Sự việc làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ tại Singapore khi hình ảnh anh Thoại quỳ gối khóc òa mong lấy lại được tiền, trong khi chủ cửa hàng cười cợt khoái chí được đăng tải trên mạng.

02:27 | Posted in , , , | Read More »

Người dân vây Bộ trưởng Giao thông trên đường đẹp nhất thủ đô

Sáng 8/11, hàng chục người dân xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, đã quây quanh Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng để kiến nghị làm hầm chui qua tuyến đường Võ Nguyên Giáp (còn gọi là Nhật Tân - Nội Bài).

Sáng 8/11, hàng chục người dân thôn Sơn Du thuộc xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh (Hà Nội) ùa đến vây quanh Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng khi ông đang kiểm tra thi công trên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài.

Theo người dân địa phương, khi làm đường Nhật Tân - Nội Bài, chủ đầu tư đã xóa lối ra cánh đồng thôn Sơn Du, thay vào đó là hầm chui trên địa bàn thôn Khê Nữ, khiến người dân đi làm đồng phải đi vòng cách đó 2-3 km. Hiện hầm chui thôn Khê Nữ cũng chưa hoàn tất nên bà con không có đường đi lại, việc sản xuất nông vụ gặp nhiều khó khăn trong nhiều tháng qua.
"Chúng tôi không thể dắt trâu qua đường gom dài mấy km, đi bộ từ nhà thì đến trưa mới ra cánh đồng, đến nơi thì cả người và trâu đều mệt. Bộ trưởng cứu chúng tôi với", một người dân bức xúc nói.
Theo đại diện Ban quản lý dự án 85, tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài đã được bổ sung 2 hầm chui dân sinh phục vụ người dân đi lại, song đơn vị này không bố trí thêm một hầm tại thôn Sơn Du vì rất gần với hầm chui thôn Khê Nữ và ảnh hưởng nền đường Nhật Tân - Nội Bài hiện tại.
Tại hiện trường, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã tiếp nhận những phản ánh của bà con nông dân và hứa chậm nhất cuối tuần tới sẽ hoàn tất hầm chui thôn Khê Nữ để bà con đi lại và phục vụ sản xuất.
Kiểm tra hầm chui dân sinh thôn Khê Nữ, ông Thăng tỏ ý bất bình trước tiến độ quá chậm của hạng mục này và chỉ đạo Ban quản lý dự án phải hoàn thành đường hầm này vào ngày 12/11.
Bộ trưởng Thăng cũng cảnh cáo nghiêm khắc Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án  - ông Nguyễn Thanh Vân vì không bám sát công trường, công tác phối hợp với địa phương rất kém, không nhận thức được trách nhiệm của chủ đầu tư và nhà thầu. “Các anh phối hợp kém rồi đổ lỗi cho chính quyền địa phương, đổ lỗi do dân cản trở là không chấp nhận được. Ghế của ông đang lung lay rồi đấy. Chỉ có hiệu quả công việc cao thì mới giữ được ông Vân ở vị trí tổng giám đốc", ông Thăng nói.
Nhận định việc đền bù chậm chạp và chưa thỏa đáng, Bộ trưởng Thăng chỉ đạo Ban quản lý dự án phải nhanh chóng đền bù cho 300 hộ vì công tác thi công đã làm nứt nhà dân.
Ông Thăng cũng giao Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình Trần Xuân Sanh trực tiếp xuống công trường để điều hành thi công dự án, Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) hỗ trợ thi công dự án để đảm bảo chất lượng công trình.
Theo quy hoạch, đường Nhật Tân - Nội Bài được coi là tuyến giao thông động lực, cửa ngõ quốc tế của thủ đô. Cuối năm 2013, sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, tuyến đường này được xem xét mang tên Đại tướng vì được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, hạ tầng cơ sở hiện đại, xứng tầm với danh nhân.
Báo VNEXPRESS

02:24 | Posted in , , | Read More »

6 món ngon ở Cần Thơ dễ làm say lòng người

Ốc bươu nướng tiêu, bánh cóng hay canh chua cá hú bông so đũa là những món sẽ làm du khách nhớ mãi khi ghé thăm xứ Tây Đô.

Dưới đây là các món ngon đậm chất miền Tây mà du khách khó lòng bỏ qua khi về Cần Thơ.
Lẩu mắm mùa nước nổi

Miền Tây là đất sản sinh món lẩu mắm. Thế nhưng yếu tố góp phần đưa món ăn bình dân này lên hàng đặc sản phải kể tới Cần Thơ. Món lẩu được nấu bằng mắm sặc là sự giao thoa hài hòa của nền ẩm thực người Khmer với lưu dân phương Nam khai khẩn. 
Ở miền Tây, bất cứ món ăn nào, từ kho, xào, canh…, đều nhất thiết phải có bông hay rau. Trong đó, lẩu mắm càng nhiều rau càng ngon, thường phải có đủ  loại như đọt, lá non và không thể thiếu bông. Danh sách bao gồm từ kèo nèo, rau muống, bông súng, so đũa tím, bông bí, đậu rồng, bông kim châm, rau nhút, bông chuối đến bông điên điển đặc trưng mùa nước nổi. 
Sài Gòn cũng bán lẩu mắm nhưng  ít nơi nào có loại bông chỉ trổ theo mùa nước nổi như miền Tây. Người miền Tây hay nói chơi rằng không có gì “mát rần trời” bằng chén lẩu mắm bỏ đầy ụ rau, tôm, thịt lươn, cá hú,… xì xụp húp trong những ngày mưa gió dầm dề.
Kho quẹt chấm tập tàng
Kho quẹt từng được coi là “món ăn nhà nghèo” của dân bản xứ. Những khi thiếu thốn, chỉ cần bắc chảo, rót chút nước mắm rồi “quẹt”, qua “quẹt” lại. Khi mắm cô đặc, bám vào thành chảo, thơm ngút trời là có thể dùng chan cháo trắng hay chấm rau ăn cơm. Cách chế biến kho quẹt được lấy làm tên đặt cho món này.
Kho quẹt ngày nay vào nhà hàng, được cải tiến thêm bằng các nguyên liệu như tôm khô, thịt băm nhuyễn hay chỉ mắm kho với hành phi. Rắc thêm chút tiêu, món này còn làm gia vị cho đĩa rau tập tàng (nhiều loại rau luộc trong một đĩa).
Đặc biệt, ăn cùng kho quẹt không thể thiếu cơm cháy. Với miếng cơm cháy giòn giòn, gắp thêm vài cọng rau và để trên miếng kho quẹt, nhiều người dễ bâng khuâng thoảng nhớ vị quê nhà, thuở còn khốn khó.
Canh chua cá hú bông so đũa

Bữa ăn của người Nam Bộ hiếm khi thiếu canh chua. Trong đó, canh chua (hoặc lẩu) cá hú bông so đũa thường được nấu bằng nguyên liệu chính là cá hú hoặc đầu cá ngát.
Mỗi nồi canh chua ăn kèm một rổ rau đầy ắp, gồm kèo nèo, rau nhút, rau đắng hay bông so đũa tím thường trồng ngay tại nhà hoặc gần đó. Mùi thơm các loại rau hòa cùng vị béo và ngọt ngào của da, thịt cá. Canh chua thường ăn với cơm hay bún. 
Cá rô đồng kho tộ
Do ngày một khan hiếm, cá rô đồng nay thường được nuôi, khi ăn có mùi cỏ, tạng cá dày, thịt bở. Trong những đợt tát đìa, mương, nếu may mắn, người dân mới trúng vài con cá rô đồng chính hiệu, nhỏ xíu nhưng nướng hay kho lại thơm nức mũi.
Đối với cá rô hay các loại cá đồng khác, ngoài nấu canh, ngon nhất vẫn là kho tộ. Quá trình chế biến gồm tẩm ướp cá sơ với nước mắm, ớt, tiêu, tỏi, hành phi, sau đó bắc lên kho. Cá muốn ngon và đậm đà phải kho trong tộ (nồi đất) để giữ nguyên độ ngọt, đồng thời nước sắc xuống vừa tới. Rắc chút tiêu xay lên bề mặt, cá rô kho tộ ăn kèm cơm cháy là đúng vị nhất.
Ốc bươu nướng tiêu

Ngoài cá rô, ốc cũng là sản vật thiên nhiên ban tặng cư dân xứ ruộng khắp mọi vùng, không riêng gì đất miền Tây. Khách gọi tới đâu, ốc được nướng tới đó vì rất nhanh chín.
Ốc bỏ lên vỉ than nướng, sau khi thấm hơi nóng thì tách lớp mài. Lúc đó, người nấu có thể bỏ tiêu xay (hoặc muối tiêu), đến khi thấy nước ốc sôi là có thể gắp ăn. Trước khi nướng, một số nơi còn tẩm ướp sẵn ốc với gia vị giúp món ăn đậm đà hơn.
Bánh cóng
Một trong số đặc sản nổi bật nhất của miệt Tây Đô phải kể đến bánh cóng. Nguồn gốc bánh xuất phát từ người Khmer và hiện vẫn được bán dọc đường các tỉnh miền Tây. Món này có nguyên liệu và cách làm nôm na như bánh khọt nhưng dày và lớp nhân phóng khoáng hơn.
Nhân bánh trộn từ bột đậu xanh với củ sắn, thịt bằm và đổ vào khuôn kích thước gần bằng chén. Tiếp theo, bánh được nhúng xuống chảo dầu, sau đó chiên tới khi chuyển màu vàng ngà là đặt thêm mấy con tép sông lên trên cùng.
Vị béo của bột mì cùng đậu xanh hòa quện đồng đều trong vị ngọt từ tép. Vỏ bánh giòn rụm, khi ăn không có cảm giác ngán. Bánh cóng có cách ăn tương tự bánh xèo, cuốn cùng các loại rau và chấm nước mắm tỏi ớt

08:20 | Posted in , | Read More »

Lại đề xuất tăng lương năm 2015

Mức tăng dự kiến là 8% lương tối thiểu hiện hành, tương đương thêm 90.000 đồng một người mỗi tháng. 

Thủ tướng vừa ủy quyền cho Bộ trưởng Tài chính ký Tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đề xuất phương án tăng lương trong năm 2015.  
Theo đó, 3 đối tượng được được đề xuất tăng lương trong năm sau gồm: người có công, người về hưu, cán bộ công nhân viên chức hưởng lương từ ngân sách hệ số từ 2,34 trở xuống (tương đương lương tháng dưới 3 triệu đồng). Mức tăng dự kiến khoảng 8% lương tối thiểu hiện hành (1,15 triệu đồng), bằng mức lạm phát dự kiến. Mức tăng nêu trên, theo đó tương đương khoảng 90.000 đồng một tháng. Đây là một trong 3 phương án tăng lương được Bộ Tài chính trình Chính phủ trước đó.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, số người có công, người về hưu do Ngân sách Nhà nước đảm bảo là khoảng 2,9 triệu. Bộ phận cán bộ, công chức, viên chức lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống là trên 1,8 triệu người (tương đương khoảng 35% tổng số cán bộ).


Với phương án này, nhu cầu kinh phí cho tiền lương năm 2015 sẽ tăng thêm khoảng 11.100 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương bố trí khoảng 10.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương bố trí khoảng 1.100 tỷ đồng.
Trong bối cảnh thu Ngân sách Nhà nước còn khó khăn (dự kiến tổng thu khoảng 911.100 tỷ đồng) và khó cắt giảm dự toán chi, Bộ Tài chính cũng kiến nghị sử dụng một phần số tăng thu năm 2014 chuyển sang nguồn năm 2015 để tăng lương. Năm 2014 thu Ngân sách Nhà nước dự kiến vượt kế hoạch 63.000 tỷ đồng. Số còn lại vào khoảng 1.100 tỷ đồng được đảm bảo từ nguồn ngân sách địa phương dành ra để cải cách tiền lương.
Theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh này một mặt giúp cải thiện thu nhập cho gần 5 triệu người, chiếm khoảng hai phần ba tổng số đối tượng hưởng lương và trợ cấp từ Ngân sách Nhà nước, mặt khác nhằm đảm bảo mối tương quan với việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng của khu vực doanh nghiệp. Nếu phương án trên được Quốc hội thông qua thì chính sách lương này sẽ được áp dụng từ ngày 1/1/2015. 
Trước đó, trong báo cáo trước y ban Thường vụ Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội và thu chi ngân sách hồi đầu tháng 10, Chính phủ đề xuất không tăng lương trong năm 2015 do tình hình ngân sách rất căng thẳng. Tuy nhiên, ngay đầu kỳ họp Quốc hội lần này, nhiều ý kiến của đại biểu đề nghị cơ quan điều hành xem xét, bố trí tăng dự toán thu, đồng thời cắt giảm chi ngân sách để dành nguồn tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương.

08:16 | Posted in , | Read More »

Có thể tăng tuổi gọi nhập ngũ lên 27

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết dự thảo luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi đề xuất tăng tuổi gọi nhập ngũ tối đa thêm 2 năm, tức là thay vì 25 tuổi, công dân 27 tuổi vẫn được gọi nhập ngũ.

Trình bày Tờ trình về dự án Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) trước Quốc hội chiều 3/11, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho hay, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ theo quy định của Luật hiện hành đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Vì vậy, dự án luật quy định thống nhất thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là 24 tháng nhằm bảo đảm đủ thời gian huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; giảm mức độ tổn thất về con người và vũ khí khi tác chiến xảy ra.
Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, QĐND Việt Nam đang xây dựng Quân chủng Hải quân, Phòng không - Không quân và một số binh chủng tiến thẳng lên hiện đại với nhiều vũ khí, trang bị kỹ thuật công nghệ cao. Vì vậy, bộ đội phải có đủ thời gian huấn luyện nâng cao trình độ. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quân đội còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng khác do Đảng và Nhà nước giao như: Cứu hộ, cứu nạn, phòng tránh thiên tai, khắc phục hậu quả chiến tranh, công tác dân vận... đã chiếm một phần đáng kể thời gian huấn luyện của bộ đội.
"Luật hiện hành quy định hai thời hạn phục vụ tại ngũ khác nhau (18 tháng và 24 tháng), chưa thật sự công bằng, ảnh hưởng đến tư tưởng của hạ sĩ quan và binh sĩ, nhất là đối với đối tượng phục vụ tại ngũ 24 tháng. Hằng năm, Bộ Quốc phòng cũng phải tổ chức tuyển quân, xuất ngũ hai đợt, gây tốn kém về vật chất và thời gian của các địa phương", Tướng Thanh cho hay.

Một điểm mới của dự án luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi trình lần này là thay đổi độ tuổi gọi công dân nhập ngũ. Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định độ tuổi gọi công dân nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi nên hằng năm tỷ lệ công dân có trình độ đại học trở lên được gọi nhập ngũ vào quân đội thấp. Mặt khác, số công dân được ưu tiên tạm hoãn gọi nhập ngũ để học đại học, sau khi tốt nghiệp phần lớn đã hết độ tuổi gọi nhập ngũ. Vì vậy, dự án Luật bổ sung quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đến hết 27 tuổi đối với công dân học chương trình đào tạo đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
“Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành chưa quy định cụ thể về thời điểm gọi nhập ngũ nên công dân không chủ động sắp xếp được thời gian học tập, lao động. Dự án Luật quy định cụ thể thời điểm gọi công dân nhập ngũ được thực hiện vào tháng hai hoặc tháng 3 hằng năm”, Bộ trưởng Quốc phòng cho hay.
Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình quá rộng khiến tỷ lệ công dân tốt nghiệp cao đẳng, đại học vào phục vụ tại ngũ không nhiều. Một số công dân còn lợi dụng chính sách tạm hoãn gọi nhập ngũ để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự…Vì vậy, dự án Luật đã quy định chỉ tạm hoãn đối với đối tượng là học sinh phổ thông, sinh viên đào tạo đại học chính quy và bãi bỏ quy định về việc tạm hoãn đối với công dân “Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu”. Để bảo đảm chính sách đối với người nhiễm chất độc da cam, dự án Luật bổ sung quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với một con của người nhiễm chất độc da cam bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án, Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa nhận xét, từ năm 1981 đến nay, Luật Nghĩa vụ quân sự đã 2 lần điều chỉnh thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời bình và có phân biệt thời hạn với hai loại đối tượng. Nay Chính phủ đề nghị quy định thống nhất thực hiện thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ từ 18 tháng lên 24 tháng, uỷ ban Quốc phòng an ninh thấy rằng, việc quy định thời hạn nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ là nội dung quan trọng cần phải có cơ sở chính trị, xã hội, pháp lý, khoa học thực tiễn để bảo đảm yêu cầu đáp ứng mục tiêu xây dựng, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội, kết hợp việc xây dựng lực lượng thường trực có số lượng hợp lý với xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu...
Qua thảo luận, đa số thành viên của Uỷ ban đề nghị thực hiện phương án quy định thống nhất thời gian phục vụ tại ngũ là 24 tháng như Tờ trình của Chính phủ. Tuy nhiên, còn một số ý kiến chưa thống nhất, trong đó có ý kiến đề nghị giữ như quy định của Luật hiện hành hoặc quy định một thời hạn chung là 18 tháng đối với các quân nhân phục vụ tại ngũ để bảo đảm sự công bằng trong thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc đề nghị giảm đều thời hạn phục vụ tại ngũ xuống 12 tháng (đặc biệt là đối với công dân đã tốt nghiệp bậc đại học).

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh

Thành viên uỷ ban cũng kiến nghị để nâng cao chất lượng xây dựng quân đội cần phải kết hợp chặt chẽ các giải pháp đổi mới công tác tuyển quân, nhất là tuyển được nguồn thanh niên đã được đào tạo qua các trường đại học và cao đẳng vào thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ, sử dụng ngay vào các vị trí đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật phù hợp.
Về độ tuổi gọi nhập ngũ, nhiều ý kiến tán thành với dự thảo Luật là gọi nhập ngũ tối đa đến 27 tuổi để có thể tuyển chọn được nhiều công dân đã học xong chương trình đào tạo bậc đại học vào phục vụ tại ngũ, nâng cao chất lượng đầu vào, giảm chi phí đào tạo và khắc phục được những hạn chế, vướng mắc về chất lượng tuyển quân như hiện nay. Đồng thời bảo đảm công bằng trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc và quyền được học tập của công dân.
“Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi như Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành vì cơ bản đã thực hiện ổn định. Những vướng mắc vừa qua trong khâu tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ đối với sinh viên tốt nghiệp đào tạo bậc đại học và cán bộ, công chức không phải do hạn chế về độ tuổi mà do khâu tổ chức thực hiện”, ông Khoa nói.

08:45 | Posted in , , | Read More »